Trực lĩnh trong các tài liệu cổ Việt Nam Áo_trực_lĩnh

Tể tướng Nguyễn Quán Nho mặc Tràng Vạt, đội yến vĩ mạo, tay cầm quạt

Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn có ghi:

Mùa xuân năm Bính Dần, đặt trấn phủ Nha môn ở Thuận Hóa. Bắt đầu từ tháng 7, tuyên dụ rõ rằng: Y phục bản quốc có chế độ riêng, địa phương này trước đây cũng tuân theo quốc tục. Nay cung vâng Thượng đức, dẹp yên biên phương, trong ngoài thống nhất, chính trị và phong tục cũng nên như một. Các loại quần áo kiểu Khách còn thấy phải đổi theo quy chế quốc tục (...) Đàn ông, đàn bà mặc áo trực lĩnh ngắn tay, ống tay áo rộng hẹp cho được tùy tiện. Áo thì từ hai bên nách trở xuống đều nên may khép lại, không được để mở, không được chiết eo. Riêng đàn ông nếu muốn mặc áo cổ tròn hẹp tay để tiện làm việc cũng được. Lễ phục dùng áo trực lĩnh ống tay dài, hoặc may bằng vải Thanh Cát, hoặc vải thâm, hoặc vải trắng tùy nghi

Trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức có đoạn:

Trước năm 1744 khi chúa Nguyễn Phúc Khoát ra lệnh cải cách y phục thì người Việt tại Gia Định: "vẫn tuân theo tập tục cũ của Giao Chỉ, người dân xõa tóc đi chân đất, nam nữ đều dùng áo trực lĩnh ngắn tay, áo may khép lại hai bên nách, không có quần.Nam giới dùng một khổ vải quấn quanh eo, đến dưới mông thì bó lại thắt vào vùng rốn, gọi là khố. Nữ giới có loại váy quây không gấp nếp, đội nón lớn

Trong Nhật dụng thường đàm củacủa Phạm Đình Hổ có đoạn thơ đề cập về trực lĩnh như sau:

Giao lĩnh là áo Tràng Vạt

Đối khâm là áo Bù Long.

Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa

Áo Bổ Long vận kín nương

Kẻ xưa kêu rằng là Tỉnh Khẩu y